Trang chủ » Tin tức » Tin IAP

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC VÀ THI ĐẬU CÁC MÔN FIA CỦA BẠN HUỲNH DIỄM MY, ĐẠT THÀNH TÍCH XUẤT SẮC KỲ THI THÁNG 12/2014 VỚI MÔN FFM ĐẠT 95/100 ĐIỂM - ĐỨNG NHẤT VIỆT NAM & THỨ 2 THẾ GIỚI


1. Điểm nổi bật giữa CAT so với các tài liệu và chương trình trong nước về kế toán:
i. T1 – T3 – F3: Kế toán tài chính
Một bức tranh toàn cảnh cực kỳ dễ hiểu của quy trình xử lý kế toán, từ lúc giao dịch phát sinh với một số dư (bằng tiền) đến khi con số xuất hiện trên sổ cái (GL), và Cân đối số dư (TB); rồi cuối cùng được thể hiện trên BCTC dưới tên các khoản mục nào, và gây ảnh hưởng ra sao đến Tổng tài sản, Lợi nhuận, Dòng tiền hay Vốn chủ sở hữu của một DN.
Kiến thức về kế toán Doanh nghiệp, về BCTC và cách mà hệ thống xử lý, ghi nhận các thông tin không những hữu ích cho các bạn làm việc trong ngành Kế toán – Kiểm toán, mà mình nghĩ nó còn là một yêu cầu căn bản cho các công việc ở bất kỳ vị trí nào trong Ngân hàng (từ nhân viên Thẩm định tín dụng, giao dịch viên, chuyên viên quản trị hệ thống, quản lý thẻ và sao kê giao dịch, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, cho đến bộ phận quan hệ khách hàng,...), và trong bất kỳ các công việc nào có liên quan về tài chính, quản trị và đầu tư, tại bất kỳ một DN nào.
ii. T2 – T4 – F2: Kế toán quản trị
Khi T1-T3-F3 giúp mình hiểu được ý nghĩa của các thông tin tài chính, và cách xử lý của hệ thống, thì T2-T4-F2 lại giúp ta có được cái nhìn đa chiều trong phân tích tương quan giữa Lợi ích và Chi phí của các phương án, cũng như ý nghĩa của việc lập kế hoạch và thường xuyên đánh giá với thực tế làm được.
Ý tưởng này không những vận dụng trong bất kỳ công việc nào có liên quan đến kế toán Quản trị, Phân tích và quyết định Đầu tư; mà nó còn rất hữu ích trong các ứng dụng vào cuộc sống cá nhân hằng ngày, khi mà việc cân nhắc và phân loại các yếu tố nào là liên quan (relevant) vào Lợi ích, vào Chi phí hay cả 2 đều irrelevant, cũng cần phải có phương pháp và kỹ thuật.
iii. F1 – T8 – T10: Vai trò quan trọng của người kế toán trong kiểm soát và quản lý tài chính
Hai phân mảng trên giúp ta có được kiến thức về bản chất thông tin tài chính và việc xử lý chi tiết chúng, nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của nhà Quản trị, thì phân mảng cuối cùng lại là các ứng dụng cao hơn khi mình gần như đứng trên vai trò của một Specialist, trong việc:
1. Kiểm toán và đưa ra ý kiến về tính trung thực – hợp lý của thông tin trên BCTC, cùng những kiến thức liên quan về kiểm soát nội bộ - môn T8 – Kiểm toán;
2. Quản lý nguồn vốn, duy trì tình hình tài chính ổn định, và tối đa hóa lợi ích tăng thêm về mặt tài chính từ các nguồn lực hiện có - môn T10 – Quản trị tài chính;
3. Các kỹ năng quan trọng trong môi trường làm việc của một Professional Accountant, không những biết cách sắp xếp thời gian, nâng cao hiệu quả làm việc, học tập hằng ngày của bản thân, mà còn là sự giao tiếp, phối hợp với đồng nghiệp, đi đầu và tạo cảm hứng làm việc cho mọi người xung quanh - môn F1 – Người kế toán trong Doanh nghiệp.
2. Giá trị của FIA/CAT, ACCA không chỉ dừng lại ở lợi ích về các kiến thức chuyên ngành
Giá trị về mặt kiến thức, kỹ năng làm việc, và tiếng Anh chuyên ngành của CAT & ACCA là điều mà hầu như các DN đều công nhận và tìm kiếm, nên mình nghĩ chắc không cần nói nhiều về vấn đề này. Nên dưới đây, mình chỉ chia sẻ 3 giá trị đặc biệt khác của CAT mà mình cảm nhận được trong quá trình đi học, đi làm như sau:
Điều đặc biệt đầu tiên của CAT là nó không quá khó để đạt được, nhưng lại là một điểm cộng và lợi thế cho CV của một sinh viên năm 3, 4 khi nộp đơn ứng tuyển vào làm việc tại các công ty lớn & mức độ cạnh tranh cao, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các công việc part-time tại các công ty nước ngoài, cho các vị trí không cần nhiều kinh nghiệm như Trợ lý kế toán, Thư ký hay Admin; làm việc trong chương trình Internee dành cho các bạn sinh viên năm cuối tại Big4, hay Management Trainee, Operation Trainee, Summer Associate Program của các tập đoàn lớn,...đều là cơ hội tốt để có những trải nghiệm bổ ích.
Điều đặc biệt thứ hai, theo mình, FIA/CAT sẽ cho bạn phương pháp tiếp cận và cách học một kiến thức mới một cách vững chắc và logically thinking. Mọi bài học đều luôn bắt đầu từ cái gốc của vấn đề và chỉ cho bạn những gì đơn giản, căn bản nhất nhưng cũng rất quan trọng, làm tiền đề trong hành trình chinh phục các chương trình quốc tế khác ở cấp độ cao hơn.
Điều đặc biệt thứ ba, là để vượt qua các kỳ thi, dù trắc nghiệm hay thi viết, mỗi môn học đều đòi hỏi bạn phải cố gắng tự học “thực sự”, và làm tất cả bài tập của các chương, vì đề thi sẽ rất dàn trải, thậm chí một câu hỏi là kiến thức của nhiều chương khác nhau. Vì vậy, nhờ thử thách này, mà CAT cũng tạo cho sinh viên mình một thói quen học tập tốt, biết cách liên kết, xâu chuỗi các kiến thức, và mối quan hệ giữa các chương trong một “bức tranh” toàn cảnh tuyệt vời của một góc độ phân môn.
3. Cách học FIA/CAT “lý tưởng” của mình
Theo học chương trình này, để có thể tự tin cầm bút “đi chiến đấu” với thời gian và đề thi hoàn toàn bằng tiếng anh, theo mình, điều cơ bản nhất là trong quá trình học, bạn nên ít nhất 1 lần tự mình làm hết tất cả bài tập trong Revision Kit, và nếu có thể, nên làm chúng không chỉ 1 lần.
Đồng thời, bí quyết học của mình cũng khá đơn giản:
1. Cố gắng đến lớp đầy đủ, và dành thời gian buổi tối và cuối tuần để làm nhiều lần các bài tập. Và tốt nhất, nếu còn thời gian, “lý tưởng nhất” là nên đọc qua bài mới, thậm chí thử sức với các bài tập trước khi nghe giảng chúng trên lớp, thì hiệu quả là rất tuyệt vời.
2. Nên có ít nhất 1 lần đầu tiên mình tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết một bài toán hay một câu hỏi, dù nó khó hay dễ. Trong lần đầu tiên này, nếu bạn có lỡ đang “bí” mà lại quá thời gian quy định, thì cũng đừng quá lo, cũng như đừng vội xem đáp án, hay trông chờ vào bài sửa của Giảng viên. Hãy tự cố gắng dùng mọi cách có thể để tiếp tục hoàn thành nốt chúng, giống như tâm thế bạn đang làm bài thi vậy. Rồi đến lần thứ 2 gặp lại, kinh nghiệm của lần thứ nhất sẽ giúp ta giải quyết nó tốt hơn.
3. Ngoài Textbook & Revision Kit, thỉnh thoảng mình cũng nên “đổi gió” bằng cách online và:
• Nghe các Tapescript/Audio từ ACCA podcast
• Đọc và thử sức các Technical/Article có liên quan tại mục Student -> Student E-magazine.
• Log in vào ACCA Learning community cũng khá hay, cho các video phỏng vấn các Prize winner trong các kỳ thi, được thực hiện bởi ACCA.
• Cài đặt alert qua email cho các Lastest News từ ACCA Student Accountant, hay lướt qua các Study/Professional skill trên E-magazine, vừa thư giãn mà cũng rất bổ ích.
4. Đến gần kỳ thi, tham khảo và thử sức với các challenging Questions từ ACCA “Examiner report”, cho các thống kê về các Questions có tỷ lệ Fail cao nhất trong các kỳ thi vừa rồi, và rút ra một ít kinh nghiệm cho mình trước khi lên đường “chiến đấu” cũng khá hữu dụng, kể cả xác suất lớn là bạn dường như không hề gặp lại chúng trong kỳ thi năm nay. 4. Chất lượng học tập tuyệt vời tại IAP
Chắc khó có trung tâm nào, tuy nhỏ mà ấm lòng như sự chân tình, cùng nhiệt huyết giảng dạy, hỗ trợ học viên bằng mọi cách có thể, trong các vấn đề về học tập, thi cử, và cả các chia sẻ trong công việc và cuộc sống, như các Giảng viên tại IAP. Tuy số lượng lớp khai giảng không nhiều như các trung tâm khác tại Sài Gòn, nhưng sau 3 học kỳ học CAT ở đây, mình quyết định sẽ ở lại với trung tâm, dù các trung tâm kia cũng thường hay tiếp cận và dành các ưu đãi học phí cho học viên ACCA đang làm việc tại Big4.
Ngoài tình cảm và các chia sẻ chân thành, cùng các trải nghiệm mà không phải người thành công nào cũng sẵn sàng nói ra, từ các Giảng viên tại đây, một điểm cộng của trung tâm mà mình còn thấy là cách sắp xếp thời gian học tập và thứ tự học các môn của trung tâm rất hợp lý, khi những môn nào nên học chung để các kiến thức có liên quan được nối tiếp liên tục, và nên thi chung với nhau trong một kỳ để học viên đạt kết quả tốt nhất.
Do trung tâm nằm trong cơ sở vật chất của Trường ĐH Ngân hàng, nên đôi khi có 1-2 buổi học cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc thi, hay việc tu sửa phòng ốc của nhà trường, mà không lường trước được. Nhưng nhìn thấy sự cố gắng của hai Chị phụ trách văn phòng, trong việc tìm phòng thay thế để không làm ảnh hưởng đến tiến độ học tập, thì ngồi ở vị trí của học viên, mình lại cảm thấy buổi học trở nên quý giá, và chúng mình cần phải đáp lại bằng cách học nó một cách xứng đáng. Hay thỉnh thoảng, các Cô bận đi công tác đột xuất, nên lớp đành tạm nghỉ 1 ngày. Những lúc như vậy, ban đầu cũng buồn lắm, nhưng sau đó, thiết nghĩ đây cũng là cơ hội để bản thân mình tự học và thử sức với các bài tập mới ở nhà, thì cũng rất tuyệt! Hi.
Càng đi học lại càng cảm thấy IAP là một trung tâm thật đặc biệt, tuy nhỏ nhưng sự tận tâm chỉ bảo, và tư vấn của hai Chị từ việc sắp xếp phòng học, chuẩn bị tea-break, cho đến thu thập ý kiến học viên trong mỗi môn, rồi giúp học viên đăng ký dự thi để không bị trễ deadline Early,... đều được thực hiện một cách chu đáo. Cũng như các Giảng viên tại đây, ai cũng rất giỏi, mà lại chân thành, nhiệt tình chia sẻ, thì thực sự họ là tấm gương để sinh viên mình học hỏi và noi theo. Thực sự cũng nhờ IAP mà nhiều thế hệ sinh viên Ngân hàng ở Thủ Đức, có được cơ hội để tiếp cận với chương trình quốc tế và cơ hội việc làm hấp dẫn, không thua gì các bạn học các trường Đại học quốc tế trongSài Gòn.


Tags: ,
Học viên đang làm việc tại: