Để khẳng định mình trong một thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt, chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò sống còn đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Penetope Phoon, Giám đốc chi nhánh của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tại Singapore về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và đào tạo.">
Trang chủ » Tin tức » Tin chuyên ngành

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC – YẾU TỐ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH

Để khẳng định mình trong một thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt, chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò sống còn đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Penetope Phoon, Giám đốc chi nhánh của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tại Singapore về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và đào tạo.
-   Mặc dù, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về lao động giá rẻ do nhóm dân số trẻ chiếm tỉ lệ rất lớn nhưng lại thiếu nghiêm trọng lao động có chuyên môn và tay nghề cao, đặc biệt là nhân sự quản lý cấp trung gian. Nếu tình trạng khan hiếm lao động có chất lượng cao kéo dài sẽ giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu nhân sự và thực trạng khan hiếm nhân viên Việt Nam đã được đào tạo bài bản đã khiến nhiều công ty phải tuyển dụng nhân viên từ các nước ASEAN khác và thực tế này có thể gây bất ổn trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Theo tôi, trong thời điểm này Việt Nam nên chú trọng vào việc phát triển các chương trình đào tạo nghề, phù hợp với nhu cầu của các ngành nghề có sự tham vấn của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
-   Là một Hiệp hội nghề nghiệp lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực tài chính, bà đánh giá thế nào về thực trạng khan hiếm nhân lực tài chính mà Việt Nam đang phải đối mặt?
-   Cùng với sự bùng nổ của các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư và các ngân hàng trong vài năm gần đây đẫ đẩy Việt Nam vào tình trạng thiếu nhân lực tài chính trầm trọng. Dự kiến đến năm 2010, nhu cầu nguồn nhân lực trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán và thẩm định giá cần khoản 13.500 người, trong khi đó cả nước hiện nay mới có gần 1.500 người có chứng chỉ KTV Việt Nam và gần 300 KTV có chứng chỉ hành nghề quốc tế. Phần lớn các sinh viên mới ra trường đều không đáp ứng được yêu cầu công việc do việc đào tạo trong nhà trường chưa phù hợp với thực tế công việc. Là một hiệp hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, vai trò của ACCA là thiết kế các chương trình học phù hợp, đáp ứng được những thay đổi đang diễn ra. ACCA đang đi đầu trong việc phát triển và đưa ra chương trình đào tạo chuyên nghiệp (bằng ACCA) cung cấp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành kế toán – kiểm toán cũng như khả năng quản lý tầm cao. ACCA đồng thời cũng cung cấp các khpá huấn luyện ở mức độ cơ bản thông qua chương trình chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ kế toán (chứng chỉ CAT). Bằng cách này, chúng ta có thể cung cấp một đội ngũ kế toán có trình độ với các kiến thức về tài chính, công nghệ thông tin và kỹ năng thực hành tốt cho thị trường lao động đang khan hiếm. Trong các kỳ thi chuyên môn, ACCA cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo rất tốt nhưng cũng khắt khe nhằm trang bị cho những kế toán tương lai khả năng làm việc chuyên môn chất lượng tiêu chuẩn quốc tế và giúp cho nền kinh tế quốc gia bắt kịp với nền kinh tế toàn cầu. Tại các quốc gia ASEAN, có hơn 30.000 sinh viên đăng ký thi chứng chỉ ACCA và hơn 7.500 sinh viên đăng ký cho chứng chỉ CAT. Phần lớn số sinh viên này đến từ các quốc gia như Malaixia và Xingapo (93% đối với ACCA và 95% đối với CAT) nhưng con số này đang tăng lên tại Việt Nam, Campuchia và Indonesia.
-   Bà có thể cho biết các yếu tố cần thiết cho việc cho việc đào tạo và hướng nghiệp hiệu quả?
-   Thứ nhất về chiến lược, nhu cầu giáo dục và đào tạo sẽ thay đổi khi công việc kinh doanh phát triển. Các chương trình giảng dạy trong bất kỳ một chương trình đào tạo nào cũng phải đáp ứng được sự thay đổi này. Tại Việt Nam, hiện đã có 245 người có chứng chỉ ACCA trong số gần 300 người có chứng chỉ quốc tế, hầu hết đều nắm giữ các vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp. Thứ hai là các cách thức chuyển tải nội dung trong bất kỳ một chương trình học nào cũng hết sức quan trọng đối với các học viên trưởng thành. Học trực tuyến, các chương trình học bán thời gian, cách thức truyền đạt lôi cuốn có thể giúp cho mọi học viên nắm bắt được tốt hơn. Hệ thống các trung tâm luyện thi chương trình ACCA tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đóng vai trò quan trọng việc truyền đạt kiến thức cho học viên theo khung chuẩn của ACCA đề ra. Thứ ba là học là không ngừng nghỉ: Đây là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa học và hành. Đối với ACCA, chúng tôi yêu cầu các hội viên phải hoàn thành 40 giờ cập nhật kiến thức bắt buộc (CPD) mỗi năm để duy trì giá trị của bằng ACCA, đồng thời cũng để đảm bảo cho những người sử dụng lao động rằng bằng ACCA luôn đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế và phát triển nghề nghiệp. Thứ tư là các rào cản khi tiếp cận: Chính sách tiếp cận cởi mở của ACCA đảm bảo cho mọi người đều có cơ hội được học tập và đào tạo. ACCA có lộ trình dành cho sinh viên tốt nghiệp cũng như lộ trình nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho bất kỳ một ứng viên nào đều có thể tham gia các kỳ thi của ACCA. Tiếp đó là sự hỗ trợ về tài chính. Hầu hết các tổ chức đều có ngân sách cho giáo dục và đào tạo, nhưng khi có được các khoản trợ cấp của chính phủ, thì khoản trợ cấp này sẽ được huy động tối đa phục vụ cho kế hoạch đào tạo. Một yếu tố tối quan trọng đó là các tiêu chuẩn đánh giá toàn cầu. Một chương trình giáo dục và đào tạo muốn tồn tại được phải được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Và nó phải đạt được các tiêu chuẩn thực hành tốt. Tại Anh, tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo QAA (Quality Assurance Agency) đã đặt ra các tiêu chí đối với các chương trình giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng. Khi xem xét đối chiếu các tiêu chí này với chương trình ACCA, tổ chức QAA đã đánh giá giai đoạn cơ bản của chương trình ACCA có chất lượng kiến thức tương đương bằng Đại học và giai đoạn chuyên nghiệp của ACCA đạt trình độ tương đương thạc sỹ. Do vậy trường Đại học Oxford Brookes một trong 5 trường đầu bảng xếp hạng của QAA, đã chính thức hợp tác với ACCA, qua đó cho phép học viên của ACCA nhận cằng cử nhân sau khi hoàn thành 9 môn đầu của chương trình ACCA này, và bằng cử nhân này được công nhận bởi QAA. Điều này giúp cho các nhà tuyển dụng rất an tâm về chất lượng của các ứng cử viên là hội viên hoặc học viên ACCA, đồng thời mang lại cho đông đảo học viên ACCA trên toàn thế giới cơ hội có bằng đại học của Anh quốc mà không phải đầu tư vào việc du học.
      ( Theo báo Hà nội ra ngày 6/1/2008)
 
Tags: ,
Học viên đang làm việc tại: